7 yếu quyết trong cách nhìn người của Gia Cát Lượng

Gia Cát Lượng là một quân sư nổi tiếng trong lịch sử. Cuốn “Tương Uyển” của ông được lưu truyền đến ngày nay vẫn còn rất nhiều điều chí lí mà chúng ta cần dọc hỏi. Đáng chú ý trong đó là “7 yếu quyết trong cách nhìn người của Gia Cát Lượng” được ông đưa ra để đánh giá phẩm chất của con người.

7 phẩm chất đặc biệt này có thể khái quát lại là: Chí, biến, thức, dũng, tính, liêm, tín

  1. CHÍ: Đặt câu hỏi đúng sai để xem chí hướng

Đạo đức quyết định hành động. Quan điểm về cái đúng cái sai tạo nên cách cư xử của một người. Điều bạn cho là không đúng lại có thể hoàn toàn phù hợp với người khác và ngược lại. Điều này có thể dẫn đến xung đột hoặc các vấn đề trong từng bối cảnh cụ thể.

Biết về đạo đức của một người, bạn có thể tránh được các xung đột nhất định. Bằng cách lắng nghe cẩn thận ý kiến của đối phương về cái đúng, cái sai, bạn sẽ biết nhiều hơn về bản chất đạo đức, lập trường hay tóm lại là “Ý chí” của người này. Người làm tướng mà không thể phân biệt rõ địch và ta thì hậu quả vô cùng thảm hại.

Vậy nên, “Chí” là yếu tố đứng đầu trong cách nhìn người của Gia Cát Lượng.

  1. BIẾN: Liên tiếp dùng câu hỏi truy vấn để xem khả năng ứng biến

Điểm thứ hai trong Cách nhìn người của Gia Cát Lượng là thông qua câu trả lời khi bị hỏi bất ngờ để quan sát khả năng ứng biến với vấn đề đột ngột.

Cách một người biện luận tiết lộ rất nhiều về bản chất của họ. Đối phương muốn giành chiến thắng trong bao lâu? Họ trình bày lập luận cá nhân bằng cách nào, chiến thuật ra sao? Họ có để tâm đến mặt bằng chung không? Khi tranh luận, họ có cố chứng minh cái đúng của bản thân mà phủ nhận gay gắt người khác không? Những kẻ dễ tức giận, kích động trong một cuộc tranh luận thì cũng có thể làm điều tương tự trong các tình huống khác của cuộc sống.

Truyện kể rằng: Kỷ Hiểu Lam một ngày nọ ở trong triều đợi vua Càn Long vào nghị sự, nhưng đợi rất lâu người không tới, ông liền nói với đồng liêu rằng: “Lão đầu tử sao mãi không tới?” Khi ấy, lời này vừa hay bị truyền tới tai vua Càn Long, Càn Long lạnh lùng hỏi “Cái gì là lão đầu tử?”. Ai nấy đều bị dọa đến xanh xám mặt mày, còn Kỷ Hiểu Lam vẫn trầm tĩnh đối đáp: “Xưng lão vạn thọ vô cương, xưng đầu đội trời đạp đất, xưng tử phụ thiên mẫu địa” Vua Càn Long nghe xong hiền chuyển nộ thành hoan hỷ.

Vậy nên, Khả năng ứng biến và giữ bình tĩnh của một người có thể giúp họ chuyển bại thành thắng, mở lối thoát cho bản thân và những người đi theo mình ở cả những tình huống tưởng như bế tắc.

  1. THỨC: Dùng mưu kế để đánh giá kiến thức đối phương

Một cách nhìn người khác của Gia Cát Lượng là thông qua câu hỏi mưu kế để hiểu được kiến thức nông sâu của một người.

Khi tham khảo ý kiến của một người về các chiến lược, hãy lưu ý cách họ tiếp cận với vấn đề và các yếu tố thu hút sự chú ý của họ. Đối phương đang tập trung vào vấn đề hay giải pháp? Cách giải quyết đưa ra ngắn hạn hay dài hạn? Họ có tính đến các vấn đề phát sinh liên quan hay không? Người có trí tuệ, khôn ngoan sẽ quan sát sâu sắc trong mọi tình huống. Bạn nên giữ những người có trí tuệ sâu sắc như vậy gần bên mình. Nếu đối phương quan sát hời hợt, bạn nên cẩn trọng khi muốn tìm lời khuyên từ họ.

Năm 1941, sau khi Nhật Bản tập kích Trân Châu Cảng trong vòng một tuần, Aizenhawā được tham mưu trưởng Māsharu điều đi làm nhiệm vụ, sau khi giới thiệu một cách ngắn gọn về tình hình chiến tranh ở Thái Bình Dương ông liền đột nhiên hỏi: “Kế sách hành động của chúng ta là gì?” Māsharu muốn đích thân thăm dò Aizenhawā dưới áp lực chiến tranh để xem mưu kế sách lược của anh ta như thế nào. Khi đó trong tình thế vô cùng hỗn độn và bất lợi, Māsharu muốn cần gấp một quan quân gan dạ sáng suốt để làm thủ hạ của ông, mặc dù ông cũng đã được nghe nhiều về năng lực của Aizenhawā, nhưng ông vẫn muốn đích thân khảo thí một lần, quả nhiên Aizenhawā không phụ sự kỳ vọng của ông, chỉ sau vài giờ đồng hồ anh đã đề ra một hệ thống chiến lược và kiến nghị rất có giá trị, rất hợp ý với Māsharu. Sau này Aizenhawā từng bước thăng tiến, trở thành tướng lãnh cao cấp nổi tiếng nhất của Quân đội Hoa Kỳ trong Thế chiến thứ II.

  1. DŨNG: Đặt tình huống nguy khốn để thử lòng dũng cảm

Điểm tiếp theo cần lưu ý trong cách nhìn người của Gia Cát Lượng đó là thử thách sự dũng cảm.

Trong lúc yên bình ai cũng có thể tỏ ra nghĩa khí, dũng cảm. Nhưng chỉ khi nguy khốn, bản chất thực sự của những kẻ hèn nhát mới được tiết lộ. Kẻ dũng sẽ luôn vững vàng khi đối mặt với sự phản đối, xấu hổ, bê bối... Họ có thể kiểm soát được bản thân, không bỏ cuộc trước những nỗi sợ hãi, đau đớn và áp lực cao.

Đứng trước áp lực, khốn quẫn ở trước mặt, thách thức ở ngay trước mặt, sự tình biến hóa mới có thể nhìn thấy được dũng khí của một người. Bất cứ khi nào rắc rối xảy ra, hãy luôn ghi nhớ sự dũng cảm của người dám đương đầu với nó.

  1. TÍNH: Dùng rượu để thử bản chấtTục ngữ nói: “tửu hậu thổ chân ngôn” ý nói rượu vào lời ra hay có câu “tửu năng loạn tính” - rượu có thể đánh mất nhân tính con người. Thông qua việc cùng uống rượu để xem xét ngôn luận và bản chất thật của người đó sau khi uống rượu. Người sau khi uống rượu, ý thức trong đại não bị hơi men gây tê dại, cho nên trong cơn mê mị, vô ý thức sẽ đem hết bí mật nói ra ngoài. Tửu phẩm sau khi uống rượu giống như biểu hiện sau khi mất tiền trên bàn cược, cực kì chân thực.

    Dùng rượu thử người cũng là một điểm độc đáo trong cách nhìn người của Gia Cát Lượng

    6. LIÊM: Dùng lợi lộc công danh để thử độ liêm chính

    Cách nhìn người của Gia Cát Lượng cũng xét đến chữ Liêm.

    Dục vọng vốn dĩ là bản năng của con người, nhưng “quân tử ái tài, thủ chi hữu đạo”. Tự cổ chí kim, dùng tiền tài để đo đạc lòng người, bày quyền thế để thử độ liêm trinh vốn là phương sách hữu hiệu. Người thanh liêm sẽ có lòng tự trọng cao, làm việc hết mình không vị tư, không tham lam món lợi không phải của mình. Giống như Dương Chấn xưa kia, khi được Vương Mật đem vàng bạc tới dâng tặng vào lúc “đêm muộn không ai hay biết” Dương Chấn nghe xong liền đáp: “Trời đất không biết, ta ngươi lại biết, há nào không biết”.

    1. TÍN: Giao việc và để đối phương tự chọn thời hạn để xem chữ tín

    Chữ tín là một trong những cái gốc của việc làm người. Rất dễ để tuyên bố sự đáng tin cậy của một người, nhưng không hề dễ để chứng minh điều đó. Giao việc và để đối phương tự chọn thời hạn để xem chữ tín của họ chính là yếu quyết cuối cùng và cũng vô cùng quan trọng trong cách nhìn người của Gia Cát Lượng. Tôn Sách sau khi thu phục Thái Sử Từ, Thái Sử Từ ước định vào trước giờ chính ngọ ngày thứ hai sẽ đầu hàng, cũng chính là muốn xem Tôn Sách thật sự có khả năng dùng người hay không. Tin dùng quan trọng là người dùng người phải giành được lòng trung thành của thủ hạ.

Công ty Cổ phần Công nghệ và Giáo dục Wikiedu
Địa chỉ: Tầng 4, tòa nhà số 137, Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội
Email: see@hocxemtuong.com
Di động: 0985 658 242